Điều 1: Mục đích
Quy định này được xây dựng để bảo ngăn chặn và loại bỏ hành vi quấy rối tại công ty, và các biện pháp đối ứng thích hợp khi sảy ra vấn đề do quấy rối gây ra (Dưới đây gọi là “phòng ngừa quấy rối”). Mục đích là để bảo vệ môi trường làm việc cho nhân viên.
Điều 2: Định nghĩa
Hành vi được coi là quấy rối trong quy định này như sau:
- Những hành động, lời nói mang tính tình dục tại nơi làm việc và những hành động, lời nói bất hợp lý trong bối cảnh quyền hạn, xâm hại tinh thần và thể chất của người lao động, điều kiện làm việc, môi trường làm việc và trật tự nơi làm việc.
- Nhận viên bị đối xử bất lợi về điều kiện lao động do từ chối, phản đối những hành động, lời nói mang tính tình dục tại nơi làm việc và những hành động, lời nói bất hợp lý trong bối cảnh quyền hạn.
- Trong quy định nay, “nơi làm việc” có nghĩa như sau:
– Xưởng làm việc bên trong và bên ngoài nhà máy.
– Trong xe công ty đi làm hàng ngày.
– Văn phòng các công ty.
– Nhà hàng, đại tiệc dung để tổ chức họp, chiêu đãi, tổ chức sự kiện của công ty.
– Tất cả những nơi khác để thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Điều 3: Hành vi nghiêm cấm
Nhân viên làm trái ý muốn của nhân viên khác, không thuộc vào các hành vị quấy rối như sau:
- Hỏi sự về sự thật liên quan đến tình dục.
- Cố ý phổ biến thông tin về nội dung khiêu dâm.
- Ép buộc quan hệ tình dục.
- Chạm vào cơ thể khi không cần thiết.
- Phân phát, đăng tải sách, tạp chí, tranh hoặc ảnh khiêu dâm.
- Thực hiện bất kỳ hành vi bạo lực thân thể nào.
- Gây đau khổ về mặt tinh thần bằng những hành động và lời nói vô lý.
- Nhất quyết giao một công việc mà không ai có thể làm được.
- Không được đơn phương nhận hoặc thôi việc mà không có lý do chính đáng như bỏ nơi làm việc, từ chối đơn hàng kinh doanh hợp pháp.
- Khinh miệt đánh giá nhân sự một cách không có lý do chính đáng.
- Những lời nói và hành động khác tương tự như các mục bên trên.
Điều 4: Nghĩa vụ của người quản lý, đánh giá
Cùng với việc nỗ lực loại trừ và phòng ngừa quấy rối những người ở vị trí quản lý, giám sát nhân viên phải xử lý các vấn đề quấy rối một cách nhanh chóng và thích đáng.
Điều 5: Nâng cao ý thức trong công ty
Công ty sẽ nỗ lực thực hiện việc đào tạo kiến thức cần thiết cho nhân viên để ngăn chặn quấy rối.
Công ty phải thực hiện đào tạo để nhân viên mới hiểu được các nội dung cơ bản liên quan đến quấy rồi và đào tạo cho người quản lý mới để hiểu được cách phòng chống quấy rối và vai trò việc phòng chống quấy rối.
Điều 6: Xử lý phàn nàn của nhân viên
Để xử lý những phàn nàn liên quan đến quấy rối, phòng hành chính nhân sự sẽ tiếp nhận, trao đổi nội dung phàn làn từ nhân viên.
- Nhân viên có thể tự do trao đổi, bàn bạc.
- Công ty phải nhanh chóng xác nhận sự thật về nội dung trao đổi và nhanh chóng đối ứng dựa trên sự việc.
- Người phụ trách phải giữu bí mật nội dung trao đổi.
Điều 7: Bảo vệ quyền riêng tư
Nhân viên tư vấn phải nghe sự việc một cách công bằng từ người trong cuộc và những người liên quan khác và phải xem xét đầy đủ việc bảo vệ danh dự, quyền con người và quyền riêng tư của những người được phỏng vấn.
Điều 8: Nghiêm cấm đối xử bất lợi
Công ty sẽ không đối xử bất lợi với bất kỳ nhân viên nào đã khiếu nại về hành vi quấy rối, hợp tác với việc điều tra khiếu nại hoặc phản hồi hợp pháp liên quan đến vấn đề đó.
Điều 9: Hình thức xử lý
Đối với người tổ chức hành vi quấy rối, công ty hình thức xử lý như sau:
- Cảnh cáo đối với hành vi quấy rối ở mức độ nhẹ.
- Trường hợp có hành vi quấy rồi quá độ hoặc trước đó đã có hành vi quấy rối mà không có thái độ ăn biết lỗi thì sẽ bị đình chỉ công việc.
- Sa thải đối với trường hợp đã vi phạm lần trước mà không có thái độ là người gây ra lỗi.
- Công ty sẽ áp dụng xử phạt như điều khoản trước. Khi nghiệp vụ của người quản lý, người đánh giá được quy định tại điều 4 (Nỗ lực loại trừ và phòng ngừa quấy rồi những người ở vị trí quản lý, giám sát, nhân viên) bị sao nhãng. Thì người giám sát, nhân viên do ban giám đốc quyết định và xử phạt.
Điều 10: Biện pháp cho nạn nhân
Để cải tiến công việc cho nạn nhân, công ty có những biện pháp cần thiết như sau:
- Thực hiện luân chuyển công việc để tách người gây hại và nạn nhân.
- Yêu cầu người gây hại phải xin lỗi nạn nhân.
Điều 11: Phòng ngừa tái phát
Trong trường hợp xảy ra quấy rối, công ty sẽ nhanh chóng hành động để ngăn chặn sự tái diễn
- Đối ứng khi bị quấy rối.
- Nhân viên có thể liên lạc qua hòm thư góp ý về việc mình bị quấy rối, công ty sẽ tiếp nhận và sẽ có hướng xử lý nội bộ.
- Toàn bộ thông tin sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
- Phòng hành chính nhân sự sẽ ghi nhận nội dung được phản hồi và báo cáo lại cho ban giám đốc.
- Sử dụng Form ghi ý kiến cải tiến phân chia nội dung:
- Ý kiến
- Nội dung quấy rối
Điều 12: Khác
- Hạng mục không quy định trong quy định này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Quy định này được sửa đổi ngày 26 tháng 11 năm 2020 và được áp dụng kể từ ngày phê duyệt.