Quy tắc ứng xử công ty đối tác của UMC Việt Nam

Lời mở đầu

Tập đoàn UMC đang nỗ lực thực hiện những chính sách trong Bộ quy tắc ứng xử của Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm để đảm bảo rằng điều kiện làm việc trong ngành hoặc các ngành điện tử hoặc các ngành có thành phần điện tử là chủ yếu và các chuỗi cung ứng ngành được an toàn. Người lao động được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng đồng thời các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và đạo đức kinh doanh.

Vì vậy, Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam đã xây dựng những quy tắc cho các đơn vị cung ứng nhằm đảm bảo tuân thủ theo các quy tắc này. Đây là nền tảng để xây dựng, hợp tác bền vững.

Các đơn vị cung ứng của Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam phải tuân thủ pháp luật hiện hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn đồng thời tiến hành các hoạt động trách nhiệm với môi trường xung quanh.

 I. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi áp dụng
  • Toàn bộ nhà cung cấp tại Việt Nam, cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu phụ phục vụ cho việc tạo nên hàng thành phẩm giao cho khách hàng của Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam.
  1. Tần suất
  • Công ty chúng tôi sẽ thực hiện gửi Quy tắc ứng xử này đến các công ty đối tác định kỳ 01 năm/ lần.
  1. Hình thức công khai
  • Bộ phận mua hàng của Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam sẽ trực tiếp gửi file mềm qua email đến các supplier được xác định trong danh sách.

II .NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐỐI TÁC CỦA UMC VN

  • Quy tắc ứng xử này đề ra những quy tắc mà UMC Việt Nam yêu cầu công ty đối tác tuân thủ. Dưới đây là những quy tắc cụ thể.
  1. Nhân quyền & lao động

Các công ty cung ứng phải đảm bảo về nhân quyền của người lao động vì đây không phải quy tắc, tiêu chuẩn riêng của RBA mà là tiêu chuẩn chung áp dụng cho xã hội toàn cầu. Quy tắc này được áp dụng cho mọi loại hình lao động như: lao động học nghề, tập nghề, lao động thời vụ, lao động di cư, thực tập sinh v.v. Đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật địa phương phải bảo vệ.

  • Cấm lao động cưỡng bức

Công ty UMC Việt Nam ủng hộ quyền tự do lựa chọn việc làm và cam kết cấm lao động cưỡng bức theo Công ước ILO.

Không được phép tuyển dụng người lao động cưỡng bức, người lao động do hợp đồng bán thân (bao gồm cả việc ở để trả nợ), lao động trong tù không tự nguyện. Quy định này bao gồm tất cả mọi hành vi như: di chuyển, tuyển dụng, thay đổi vị trí làm việc của những người yếu thế trong xã hội bằng các thủ đoạn như: đe dọa, ép buộc, cưỡng bức, bắt cóc, lừa gạt v.v. với mục đích bóc lột sức lao động. 

Không được thu giữ giấy tờ tùy thân, hộ chiếu, giấy phép lao động, bằng cấp của người lao động như một điều kiện để làm việc.

Chủ sử dụng lao động (Công ty đối tác hoặc cơ quan điều phối lao động) hoặc các công ty tuyển dụng không được phép yêu cầu người lao động đặt cọc hay chi trả phí tuyển dụng như một phần của quá trình tuyển dụng.

Ngoài ra, bản hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản bằng ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ) mà người lao động có thể hiểu được.

  •      Không sử dụng lao động trẻ em

Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam ủng hộ & cam kết quyền của con người được nêu cụ thể trong Công ước ILO.

Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em. “Trẻ em” ở đây được hiểu trong độ tuổi phân cấp độ tuổi theo quy định Luật địa phương. Trường hợp phát hiện lao động trẻ em thì Công ty đối tác phải lập tức có biện pháp xử lý. Công ty đối tác phải dừng ngay việc tuyển dụng đối tượng này và phải cải tiến quy trình kiểm tra độ tuổi của người lao động trong quá trình tuyển dụng.

  • Tuân thủ thời gian lao động

Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam yêu cầu các công ty đối tác tuân thủ quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo pháp luật và quy định địa phương.

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.

  •      Tiền lương và phúc lợi

Tiền lương trả cho người lao động thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng cho Chính phủ quy định tại thời điểm trả lương. Thanh toán tiền lương bao gồm tiền lương theo công việc, tiền lương làm thêm, trợ cấp phúc lợi khác và phải tuân thủ tất cả những quy định và Luật nước sở tại.

 Nghiêm cấm hành vi cắt lương của người lao động khi xử lý kỉ luật. Những hạng mục và tiêu chuẩn trả lương cho người lao động phải được viết bằng ngôn ngữ mà người lao động ở khu vực đó có thể hiểu được thông qua bất kể hình thức nào (web, tin nhắn, giấy).

 

  • Đối xử nhân đạo

Không được đối xử thô bạo và vô nhân đạo đối với người lao động bao gồm: lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục, nhục hình, ép buộc về tinh thần hoặc thể chất, Ngoài ra, cũng không được phép có hành vi uy hiếp sẽ đối xử như trên. Công ty đối tác cần xây dựng chính sách đảm bảo đối xử nhân đạo cho người lao động và phải giải thích chi tiết về việc này cho người lao động.

  • Cấm phân biệt đối xử

Công ty đối tác phải có chính sách quy định cụ thể những hành vi được cho là quấy rối (bao gồm quấy rối quyền lực hoặc quấy rồi tình dục) hoặc bị phân biệt bất hợp pháp và các biện pháp xử lý đối với những hành vi trên.

Đối với quy định tuyển dụng như: quá trình tuyển dụng, tiền lương, thăng tiến, khen thưởng, cơ hội đào tạo v.v. không được phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, độ tuổi, giới tính, trình độ, khuynh hướng, dân tộc, dị tật, mang thai, tôn giáo, xu hướng chính trị, thành viên Công đoàn, tình trạng hôn nhân… Trừ các trường hợp được quy định riêng đảm bảo an toàn nơi làm việc hoặc theo Luật thì có thể không cần tiến hành xác nhận thì có thể được sử dụng là căn cứ phân biệt.

  •      Tự do lập hội

Công ty đối tác phải tôn trọng quyền lựa chọn thành lập và gia nhập công đoàn, quyền thương lượng tập thể và tham gia vào các buổi hội họp ôn hòa cũng như tôn trọng quyền chọn không tham gia các hoạt động này của người lao động. Người lao động và/hoặc đại diện của họ phải được giao tiếp một cách cởi mở và chia sẻ nội dung mong muốn nào đó với hiệp hội mà không sợ bị phân biệt đối xử, trả thù, đe dọa hoặc quấy rối.

  1. An toàn & sức khỏe

Công ty đối tác phải hiểu được rằng hoạt động đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động trong toàn bộ các các công đoạn liên quan đến sản xuất sản phẩm là yêu cầu hàng đầu. Các công ty đối tác phải nỗ lực để xây dựng và duy trì nơi làm việc an toàn và đảm bảo điều kiện sức khỏe cho người lao động theo quy định và Pháp luật nước sở tại.

  • An toàn lao động 

Các nguy cơ an toàn thực tế và tiềm ẩn đối với người lao động (như: hóa chất, điện giật, hỏa hoạn, xe cộ, nguy hiểm rơi từ trên cao xuống v.v) cần được nhận diện, đánh giá và kiểm soát thông qua các biện pháp thiết kế, kỹ thuật và quy tắc hành chính phù hợp, các quy trình làm việc an toàn và bảo trì phòng ngừa, đồng thời tiến hành kiểm tra, đào tạo an toàn liên tục. Trường hợp không thể kiểm soát các yếu tố nguy hiểm nêu trên thì phải cung cấp cho người lao động thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp, được duy trì tốt và các tài liệu đào tạo rủi ro liên quan đến các nguy cơ này.

  • Ứng phó với tình huống khẩn cấp

Công ty đối tác phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và phát hiện trước các sự cố hoặc các tình huống khẩn cấp có khả năng xảy ra. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, phải tiến hành báo cáo, thông báo cho người lao động và chuẩn bị phương án thoát hiểm, đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố khẩn cấp bằng cách lập và thực hiện kế hoạch, đối sách khi có sự cố khẩn cấp bao gồm cả kế hoạch huấn luyện thoát hiểm, phương tiện thoát hiểm, thiết bị báo cháy và chữa cháy, lối thoát hiểm phải rõ ràng và không bị cản trở, kế hoạch phục hồi sau sự cố.

Các quy trình và kế hoạch này cần tập trung vào việc giảm thiểu tối đa tác hại đối với tính mạng, môi trường và tài sản.

  • Phòng tránh tai nạn lao động và bệnh tật 

Công ty đối tác phải có quy trình và hệ thống phòng tránh, quản lý và lưu trữ, báo cáo tai nạn lao động và tật bệnh của người lao động. Ở đây, bao gồm các nội dung sau:

  1. khuyến khích người lao động tự nguyện báo cáo.
  2. phân loại và ghi chép tai nạn lao động và tật bệnh.
  3. cung cấp dịch vụ y tế cần thiết.
  4. thực hiện các đối sách để điều tra từng trường hợp tai nạn và loại bỏ nguyên nhân.
  5. hỗ trợ, khôi phục cho người lao động nghỉ do tai nạn lao động hoặc bệnh tật.
  • Giảm thiểu phơi nhiễm các nhân tố nguy hại 

Sự phơi nhiễm của người lao động với các tác nhân sinh học (ví dụ như: hóa chất sử dụng tại nơi làm việc, vi rút gây bệnh), các tác nhân vật lý (ví dụ như: nhiệt độ cao, tia phóng xạ v.v) cần phải được nhận diện, đánh giá và kiểm soát theo hệ thống phân cấp của các biện pháp kiểm soát. Các nguy cơ tiềm ẩn cần được loại bỏ hoặc kiểm soát thông qua các biện pháp thiết kế, kỹ thuật thích hợp (ví dụ: kiểm tra, đánh giá định kỳ từ bên ngoài) hoặc các biện pháp hành chính (ví dụ: các quy định và luật) nhằm kiểm soát sự phơi nhiễm.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, trong trường hợp vẫn không ngăn chặn được những yếu tố nguy hiểm một cách đầy đủ thì phải cung cấp cho người lao động thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp và được duy trì tốt. Các chương trình bảo vệ nên bao gồm các tài liệu đào tạo về những rủi ro liên quan đến các nguy cơ này.

  • Các công việc gây áp lực cho cơ thể người lao động 

Công ty đối tác cần phải tìm hiểu, đánh giá và kiểm soát đối với việc người lao động bị phơi nhiễm trước các công việc nặng nhọc về thể chất bao gồm các công lặp lại thao tác trong thời gian dài, công việc phải nâng vật nặng, công việc lắp ráp tiêu tốn nhiều sức lực.

  • Quản lí an toàn máy móc trang thiết bị nguy hiểm 

Phải tiến hành kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị, máy móc và dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất có an toàn hay không. Trường hợp sử dụng các thiết bị nguy hiểm có thể gây thương tích cho người lao động, công ty đối tác phải cung cấp và duy trì các thiết bị bảo hộ, thiết bị cảnh báo, biển cảnh báo, rào chắn an toàn.  

  • Cung cấp thiết bị vệ sinh, nước sinh hoạt vá kí túc (nếu đủ điều kiện)

Phải cung cấp nhà vệ sinh và nước uống đảm bảo cho người lao động, đồng thời nếu có nhà ăn, không gian chế biến và bảo quản đồ ăn hợp vệ sinh cho người lao động. 

Nếu có kí túc xá cho người lao động phải được giữ gìn sạch sẽ và an ninh đảm bảo; có hệ thống cảnh báo cháy, nổ, thoát hiểm phù hợp; có nguồn nước đảm bảo; hệ thống thông gió và ánh sáng đầy đủ.

  • Phổ biến về sức khỏe

Bên tham gia phải cung cấp cho người lao động các khóa đào tạo an toàn và sức khỏe phù hợp bằng ngôn ngữ chính của họ để người lao động có thể hiểu được tất cả các mối nguy mà họ đang tiếp xúc tại nơi làm việc, bao gồm (nhưng không giới hạn) các mối nguy về cơ khí, điện, hóa chất, cháy và vật lý. Thông tin liên quan đến sức khỏe và an toàn phải được đăng thông báo rõ ràng tại cơ sở hoặc được dán ở vị trí mà người lao động dễ nhận biết và tiếp cận. Tổ chức đào tạo cho tất cả người lao động trước khi giao việc và đào tạo định kỳ sau đó. Người lao động được khuyến khích nâng cao mối quan tâm về an toàn.

 3. Môi trường

Các supplier phải hiểu rằng trách nhiệm môi trường là một phần không thể thiếu khi sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường thế giới. Các supplier phải xác định việc giảm thiểu những các tác động ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong mọi hoạt động sản xuất của mình để bảo vệ sức khỏe và an toàn của công động. Các hệ thống quản lý được công nhận như ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn để tham khảo. Yêu cầu trong các tiêu chuẩn môi trường là:

  • Giấy phép và báo cáo môi trường

Các supplier khi hoạt động sản xuất phải được cấp phép, duy trì và luôn cập nhật tất cả các giấy phép môi trường cần thiết (ví dụ như giám sát xả chất thải) đồng thời phải tuân theo các yêu cầu hoạt động và báo cáo của giấy phép đã được cấp.

  • Phòng chống ô nhiễm và giảm sử dụng tài nguyên

Phòng chống ô nhiễm là việc giảm thiểu hoặc loại bỏ phát thải và thải các chất gây ô nhiễm và việc tạo ra chất thải từ đầu nguồn hoặc bằng các biện pháp như bổ sung các thiết bị kiểm soát ô nhiễm; sửa đổi quy trình sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất hoặc bằng các phương thức tiên tiến khác.

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản và các sản phẩm từ rừng nguyên sinh phải được bảo tồn bằng cách thực hiện các biện pháp như thay đổi quy trình sản xuất, quy trình bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thay thế vật liệu, tái sử dụng, bảo tồn, tái chế hoặc các phương thức khác.

  • Các chất độc hại hóa chất

Hóa chất, rác thải và các vật liệu khác tạo ra mối nguy cho con người hoặc môi trường cần được xác định, ghi nhãn và quản lý để đảm bảo việc xử lý, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng, tái chế hoặc tái sử dụng và loại bỏ an toàn.

  • Chất thải rắn

Các supplier phải thực hiện cách tiếp cận có hệ thống để xác định, quản lý, giảm thiểu và loại bỏ hoặc tái chế chất thải rắn (không độc hại) mộ cách có trách nhiệm.

  • Phát thải ra không khí

Việc phát thải các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, các chất ăn mòn, các loại hạt, chất làm suy giảm ozone và các phụ phẩm đốt cháy được tạo ra từ các hoạt động cần được phân loại, thường xuyên theo dõi, kiểm soát và xử lý theo yêu cầu trước khi được thải ra. Các chất làm suy giảm ozon sẽ được quản lý hiệu quả theo. Các supplier phải thực hiện việc giám sát thường xuyên hiệu suất của các hệ thống kiểm soát phát thải ra không khí của mình.

  • Hạn chế vật liệu

Các supplier phải tuân thủ tất cả luật pháp, quy định hiện hành và yêu cầu của khách hàng về việc cấm hoặc hạn chế các chất cụ thể trong các sản phẩm và sản xuất, bao gồm ghi nhãn để tái chế và loại bỏ.

  • Quản lý nước

Các supplier phải thực hiện chương trình quản lý nước có ghi chép, mô tả và giám sát nguồn nước, việc sử dụng và xả nước; tìm kiếm cơ hội để bảo tồn nguồn nước; và kiểm soát các kênh nhiễm bẩn. Tất cả nước thải phải được phân loại, theo dõi, kiểm soát và xử lý theo quy định trước khi xả hoặc thải bỏ. Các supplier phải tiến hành giám sát thường xuyên hiệu suất của các hệ thống xử lý và chứa nước thải nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu và tuân thủ quy định.

  • Tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính

Các supplier phải thiết lập mục tiêu giảm khí nhà kính trên toàn công ty. Cần theo dõi và ghi hồ sơ việc tiêu thụ năng lượng và mọi phát thải khí nhà kính đồng thời cần tìm phương pháp để nâng cao hiệu quả năng lượng và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của mình.  

 4. Đạo đức

Để đáp ứng các trách nhiệm xã hội và đạt được thành công trên thương trường, các supplier và đại lý của mình cần duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất bao gồm:

  • Tuân thủ pháp luật

Thực hiện quy định của pháp luật và quy tắc liên quan và hành động công bằng với sự liêm chính cao nhất.

  • Quyền riêng tư

Các supplier phải cam kết bảo vệ về quyền riêng tư hợp lý đối với thông tin cá nhân của các bên liên quan bao gồm cả các nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng và nhân viên. Các supplier phải tuân thủ luật quyền riêng tư và an ninh thông tin và các yêu cầu của cơ quan quản lý khi thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền tải và chia sẻ thông tin cá nhân.

  • Nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm

Các supplier phải có chính sách và tiến hành thẩm định nguồn và chuỗi lưu trữ tantali, thiếc, vonfram và vàng trong các sản phẩm họ sản xuất để đảm bảo một cách hợp lý rằng các khoáng sản này được lấy từ nguồn phù hợp với hướng dẫn thẩm định của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về cung ứng có trách nhiệm các khoáng sản từ khu vực bị ảnh hưởng do xung đột và khu vực có nguy cơ cao hoặc khung thẩm định tương đương và được công nhận.

 

BẢN XÁC NHẬN ĐỒNG Ý

Để xác nhận rằng quý nhà cung cấp đã hiểu và đồng ý với nội dung được miêu tả bên dưới, đại diện nhà cung cấp ký vào bản xác nhận đồng ý. Bằng việc ký vào Bản xác nhận này, chúng tôi hiểu rằng Quý nhà cung cấp đồng ý với các điều khoản, điều kiện dưới đây liên quan đến toàn bộ các sản phẩm, đối tượng và dịch vụ đang cung cấp cho công ty chúng tôi (không phân biệt là linh kiện, vật liệu, hàng trực tiếp hay gián tiếp mà bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ hay dịch vụ vô hình).  

Mục tiêu xác nhận đồng ý:

Quy tắc ứng xử RBA:

  • Lao động 2. Sức khỏe và An toàn 3. Môi trường 4. Đạo đức)

Ngày ký: ……………………………………………………………………………………

Tên công ty: …………………………………………………………………………………

Bộ phận: ……………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ e-mail: ………………………………………………………………………………

 “Chúng tôi đã hiểu về quy tắc ứng xử RBA và sẽ xúc tiến các nội dung ghi trong Bộ quy tắc ”.

[Đối với việc sử dụng thông tin cá nhân】 UMC Việt Nam sẽ sử dụng các thông tin cá nhân ghi trong bản xác nhận này trong việc tra cứu các hạng mục liên quan đến giao dịch với UMC Việt Nam. UMC Việt Nam sẽ sử dụng thông tin cá nhân đã nhận được từ Quý nhà cung cấp trong phạm vi mục đích sử dụng như đã nêu ở trên và sẽ sử dụng thận trọng dựa theo chính sách quyền riêng tư của UMC Việt Nam.

 

 

                                                  Lý do không đồng ý

 

 

 

                                         ・Tên công ty:              ・Tên người ký:        

 

Translate »
Thông tin ứng tuyển
x

    Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin