Nội dung Nhân quyền trong lao động

Điều 1: Khái niệm nhân quyền là gì?

Nhân quyền là những quyền vốn có của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, quốc tịch, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hay bất kỳ địa vị nào khác.

Nhân quyền bao gồm quyền được sống và tự do, không bị nô lệ và tra tấn, tự do quan điểm và biểu đạt, quyền làm việc và giáo dục, v.v. Mọi người đều được hưởng những quyền này, không bị phân biệt đối xử.

Điều 2: Các yếu tố nhân quyền

  • Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa có hiệu lực vào năm 1976. Các quyền con người mà Công ước tìm cách thúc đẩy và bảo vệ bao gồm:

  • Quyền được làm việc trong điều kiện công bằng và thuận lợi.
  • Quyền được bảo trợ xã hội, được hưởng mức sống phù hợp và được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Quyền được giáo dục và hưởng những lợi ích của tự do văn hóa và tiến bộ khoa học.
  • Quyền dân sự và chính trị
  • Quyền chính trị như tự do đi lại; sự công bằng trước pháp luật; quyền được xét xử công bằng và suy đoán vô tội; tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; tự do quan điểm và biểu đạt; hội họp ôn hòa; quyền tự do hiệp hội; tham gia vào các vấn đề công cộng và bầu cử; và bảo vệ quyền của thiểu số.
  • Công ước nghiêm cấm tước đoạt cuộc sống một cách tùy tiện; tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác hoặc hạ thấp nhân phẩm; nô lệ và lao động cưỡng bức; bắt hoặc giam giữ tùy tiện; can thiệp tùy tiện vào quyền riêng tư; tuyên truyền chiến tranh; phân biệt; và ủng hộ hận thù chủng tộc hoặc tôn giáo.

Điều 3: Nhân quyền trong pháp luật lao động

–           Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Bộ luật Lao động có quy định về các quyền của người lao động, cụ thể như sau:

  • Người lao động có các quyền sau đây
  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Theo đó, người lao động có thể tự do tìm việc làm, có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Người lao động có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, làm bất kỳ công việc nào mà pháp luật không cấm, có quyền lựa chọn nơi làm việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, chế độ tiền lương và các chế độ khác.
  • Trong trường hợp điều kiện lao động không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn người lao động có thể chấm dứt quan hệ lao động này để tham gia vào quan hệ lao động khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Những điều này đều đảm bảo quyền tự do lao động của công dân. Quyền được làm việc, quyền được tự do lựa chọn việc làm được xem quyền quan trọng nhất đối với người lao động.
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Theo đó, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận, tiền lương thể hiện trình độ, năng lực, sự tin tưởng và tín nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động.
  • Người sử dụng người lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm việc có giá trị như nhau và đảm bảo trả tiền lương đúng hạn cho người lao động.
  • Bên cạnh đó, người lao động cũng được cung cấp bảo hộ lao động và làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động, như là việc đảm bảo về không gian làm việc (bụi, khí độc, phóng xạ v.v), an toàn vệ sinh lao động đối với làm việc tại các công xưởng, nhà máy, thường xuyên kiểm tra đánh giá về yếu tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động.
  • Người lao động được nghỉ phép theo chế độ, nghỉ việc riêng có hưởng lương, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
  • Người lao động được phép tự do gia nhập và hoạt động trong Công đoàn. Khi công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở được hoạt động.
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đây là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động. Nếu thấy có nguy vơ rõ ràng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối là việc. Bên cạnh đó, quyền từ chối này được vận dụng đơn giản hơn trong trường hợp, người lao động được quyền từ chối làm việc tăng ca. đặc biệt là khi làm thêm giờ, tăng ca với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe, tính mạng của người lao động theo quy định. Người lao động cũng có quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, trường hợp người lao động không đông ý mà phải ngừng làm việc thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày đối với hợp động lao động xá định thời hạn dưới 12 tháng, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thười hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 45 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Các trường hợp không phải báo trước khi đươn phương chấm dứt hợp đồng như là: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, không trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự … Bên cạnh đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải quyền tuyết đối đối với người lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Đình công
  • Đây là một trong những quyền cơ bản của người lao động, là quyền đối trọng có ý nghĩa và tác dụng mạnh mẽ nhất trong quan hệ lao động gây sức ép, đấu tranh với người sử dụng lao động nhằm bảo vệ, đòi hỏi các lợi ích chính đáng trước pháp luật. Tuy nhiên đình công không phải là quyền được thực hiện mang tính đơn lẻ của mỗi người lao động. Đây là quyền mang tính tập thể phải được thực hiện trên phương thức tổ chức quy định. Cần lưu ý các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công: cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc; xâm phạm trật tự, an toàn công cộng; lợi dụng đình công để thực hiện các hành vi vi phạm khác.
  • Người lao động có các nghĩa vụ sau đây
  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

 

  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
  • Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
  • Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
  • Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
  • Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Điều 6: Phương thức triển khai

  • Đào tạo theo cấp về nội dung Nhân quyền trong lao động.
  • Đào tạo thông qua hình thức cung cấp nguồn tài liệu Nhân quyền trong lao động (gửi tin nhắn đến số điện thoại của NLĐ kèm theo link tài liệu.
  • Công khai địa chỉ email hoặc số điện thoại của người phụ trách tài liệu này.
  • Làm test về mức độ hiểu biết quy định, chính sách sau khi đọc tài liệu hoặc sau khi đào tạo v.v.

Soạn thảo, sửa đổi, hủy bỏ

Việc lập, sửa đổi, hủy bỏ quy định này sẽ do phòng hành chính nhân sự tiến hành có sự phê duyệt của Tổng giám đốc thông qua thư luân chuyển.

Định kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm sẽ xem xét toàn bộ nội dung của quy định. trường hợp không thay đổi xin xác nhận không thay đổi.

 

Translate »
Thông tin ứng tuyển
x

    Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin